Cây thông ba lá (Pinus kesiya)

Cây thông ba lá (Pinus kesiya) là một loài đang phát triển nhanh chóng từ châu Á, mà không thường được trồng bên ngoài quê hương của nó. Cây cao khoảng 30–35 mét, và đường kính thân có thể đạt đến 1m. Mỗi cành có ba lá kim – mỗi lá kim dài khoảng 15–20 cm. Quả của loại cây này (hình nón) dài khoảng 5–9 cm và các hạt dài khoảng 1,5 đến 2,5 cm.

Nguồn gốc của thông ba lá (Pinus kesiya) ở khu vực Himalaya: từ Đông Bắc Ấn Độ (ngày nay do khai thác gỗ, chỉ còn trong vùng núi Khasi va Naga ở bang Meghalay và Manipur), Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Miến Điện (Myanmar), Bắc Thái Lan, Lào, Việt Nam (Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh) và Philippines (Luzon). Thông từ Việt Nam đôi khi đuợc xác định như là một loài riêng biệt có tên là Pinus insularis. Tại Trung Quốc tìm được một loài tương tự gọi là Thông Vân Nam (Pinus yunnanensis)

Các loài này được tìm thấy trên sườn dốc lẫn trong một loạt các loại cây trên đất nghèo đỏ và vàng có tính acid (có pH= 4,5) và ở độ cao 800–2.000 mét, nhưng chủ yếu là giữa 1200–1400 m. Khu vực này có khí hậu cận nhiệt đới với sự thay đổi giai đoạn ẩm ướt và khô ráo trong năm. Lượng mưa nhiều và độ ẩm hơn 70%.

Loại cây này chịu được sương giá nhẹ, nhưng nó rất nhạy cảm khi bị phủ sương giá trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn trồng trọt, nó đòi hỏi một khu vực không có sương giá.

Các tên gọi khác của cây: Pinus khasya, Pinus khasyanus

Printed from neznama adresa